Khi sử dụng máy trợ thính cho người già cần lưu ý 4 điều sau
Cách sử dụng máy trợ thính
Phải bảo trì máy trợ thính để có thể nghe tốt nhất và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
- Cần thay pin thường xuyên, để tránh trường hợp máy bất ngờ hết pin.
- Tắt máy khi không sử dụng
- Nếu không dùng máy trong một thời gian dài cần lấy pin ra, tránh chỗ để pin dơ có thể làm máy trợ thính làm việc không chính xác.
Không đeo máy trợ thính khi tắm, khi đi bơi hay khi sử dụng máy sấy tóc, chai xịt tóc hoặc bất cứ những dụng cụ phun xịt nào khác. Làm sạch ráy tai trên máy trợ thính. Ráy tai có thể gây ra trục trặc tạm thời cho máy hoặc thậm chí làm hư máy luôn. Đi bác sĩ khi cần làm sạch ống tai. Đừng tự cố gắng móc ráy tai. Bạn có thể làm hư tai nghe của mình.
Các chuyên gia nhi khoa cho rằng, nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ bình thường, thoát khỏi dị tật. Ngược lại, nếu để muộn trẻ khiếm thính sẽ bị tàn tật hay câm điếc vĩnh viễn.
Người ta ví những người điếc nặng, điếc sâu như ngồi trong một cái chuông lớn bằng thuỷ tinh, chỉ thấy mọi người và các vật thể hoạt động chung quanh mình mà không nghe và hiểu được gì. Vì vậy, họ cảm thấy bị tách rời, cách ly khỏi môi trường. Đối với họ nếu nghe được dù chỉ một vài âm thanh nào đó cũng đã cảm thấy vui sướng. Nếu nghe được một số từ ngữ, ghép nối lại và suy đoán từ hình miệng, cử chỉ, thái độ thì họ sẽ hiểu được người đối thoại. Máy trợ thính sẽ giúp làm điều đó.
Thận trọng khi chọn mua máy trợ thính
Lần đầu tiên sử dụng máy trợ thính có thể bị sốc đôi chút. Hầu hết người khiếm thính phải chờ đợi quá lâu trước khi đeo máy và họ thường đã quên đó là những âm thanh gì. Đó là lý do tại sao tiếng nói và tiềng ồn từ xe cộ có vẻ quá lớn khi họ sử dụng máy trợ thính lần đầu tiên. Nhìn chung, các âm thanh thì hoàn toàn khác với khi nghe bình thường. Những người đeo máy trợ thính lần đầu tiên cần phải tập nghe. Việc chỉnh máy là một tiến trình liên tục tùy thuộc vào độ quen hay không quen đeo máy của bạn.
Mặc dù tất cả thiết bị trợ thính rất thay đổi về kích thước và cường độ, chúng đều có một số nét chung: 1 microphone nhận âm thanh, chuyển thành các tín hiệu điện và đưa các tín hiệu này đến một máy khuếch đại để làm gia tăng cường độ. Có những trường hợp, máy trợ thính không giúp ích gì nhiều. Một số bệnh nhân điếc cần máy trợ thính có kiểm soát các tín hiệu nhận và phát, nhằm tránh bị đau do khuếch âm quá mức.
Các máy trợ thính hiện nay có nhiều loại, có máy bỏ túi, máy đeo sau tai, máy đặt trong gọng kính, trong tai hoặc đặt hoàn toàn trong ống tai... Song có một lưu ý là nhìn chung máy càng nhỏ thì khả năng khuyếch âm càng kém. Quan trọng hơn nữa việc sử dụng các thiết bị nhỏ đôi khi khá khó khăn đối với một số người cao tuổi.
Chính vì thế, việc chọn mua máy trợ thính cho người khiếm thính cần rất thận trọng. Máy trợ thính chỉ tăng âm chứ không thể thay đổi mức độ và chất lượng thính giác của người khiếm thính. Những tần số người bệnh không nghe được chút nào thì dù có tăng âm lên bao nhiêu cũng không nghe được hoặc nếu có thì những âm thanh đó cũng bị biến đổi, méo mó. Máy trợ thính có tác dụng chủ yếu với các tần số thuộc vùng tiếng nói nên không thể nghe hết các âm thanh muôn màu muôn vẻ của đời sống.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy trợ thính có nguồn gốc của Trung Quốc và Đài Loan với mức giá từ 200.000 – 300.000 đồng/ máy. Các máy của Đan Mạch, Mỹ... có giá từ 1,5 – 15 triệu đồng/máy. Cũng có nhiều loại máy nhái, làm giả các hãng có uy tín, chất lượng không được đảm bảo.
Nếu chỉ nhìn hình thức bên ngoài, người dùng rất khó phân biệt được chất lượng tốt xấu, máy có phù hợp với mình không, máy có bộ phận tự động loại trừ âm quá cao không...
- Máy chất lượng tốt sẽ giúp tăng âm tiếng nói người đối thoại, giảm tiếng ồn xung quanh; tự động loại bỏ các âm thanh quá cao, có hại cho thính giác.
- Nếu máy chất lượng kém, không được kiểm định thì những tiếng động bất chợt như tiếng còi tàu xe, sấm sét… sẽ bị tăng lên quá mức, gây tổn thương thính giác, làm cho điếc càng nặng thêm.
Vì vậy, trước khi quyết định mua máy trợ thính hãy đi khám chuyên khoa và hỏi ý kiến người có chuyên môn, tránh tiền mất tật mang.
Can thiệp kịp thời
Bệnh khiếm thính có thể can dự vào chất lượng cuộc sống của bất kỳ ai, làm giảm khả năng giao tiếp với mọi người, gây nên sự hiểu lầm và mệt mỏi, làm tăng stress và làm mất đi những âm thanh mang đến niềm vui và ý nghĩa cuộc sống của họ.
Theo TS Võ Thiện Quang, Viện trưởng Viện Tai - Mũi - Họng TƯ, vấn đề giảm thính lực ở người lớn và trẻ em vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tại một cuộc khám bệnh cho trẻ em ở huyện Đông Anh, các bác sĩ đã phát hiện rất nhiều trẻ bị viêm tai giữa thanh dịch khiến thính lực giảm sút nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ tỏ ra lì lợm, không phản ứng trước những lời mắng mỏ của bố, mẹ hay thầy cô giáo. Những trường hợp này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mãn tính, giảm thính lực vĩnh viễn.
Đối với người lớn, các bác sĩ cũng đã thống kê: Gần 30% số người ở lứa tuổi 40 - 50 có hiện tượng giảm thính lực. Khi bước sang lứa tuổi 50-60 tỷ lệ này là 35% và ở lứa tuổi 70, có đến 50% số người già bị khiếm thính. Tuy nhiên, rất nhiều người bị khiếm thính không nghĩ đến việc phải đeo máy trợ thính một phần mặc cảm mình bị tàn tật và thấy bất tiện khi đeo máy trợ thín cho người già.